Scrum là gì ?
Đôi khi được gọi là một phương pháp Agile, Scrum là khung làm việc linh hoạt được sử dụng phổ biến nhất đến nỗi nhiều người lầm tưởng Agile chính là Scrum hay Scrum chính là Agile. Nhưng Scrum chỉ là một trong số hơn chục phương pháp cụ thể chia sẻ các giá trị được phát biểu trong Tuyên ngôn Agile ( Agile cơ Bản). Theo tài liệu hướng dẫn Scrum, Scrum là khung làm việc (framework) để phát triển sản phẩm hoặc quản lý các dự án phức tạp theo cách thực tặp và tăng trưởng. Quá trình phát triển được thực hienej thông qua các phân đoạn nối tiếp nhau. Khung làm việc Scrum bao gồm các giá trị cốt lõi , vai trò, sự kiện, tương tác và các quy tắc để gắn kết tất cả thành một thể thống nhất. Scrum là khung làm việc linh hoạt, dễ hiểu nhưng khó tinh thông. Một số hiểu lầm Scrum là bộ công cụ hay biện pháp thực hành nên cho rằng mình cứ có Sprint Backlog hay thực hiện Scrum hằng ngày thì gọi là Scrum. Hiểu lầm khác , Scrum là phép thần để giải quyết các vấn đề của tổ chức hay dự án. Để sử dụng Scrum cần sự thay đổi sâu sắc trong các nghĩa, cách làm chứ không dừng lại ở việc có một số công cụ hay thực hiện một sự kiện. Ở những phần sau của bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu toàn cảnh khung làm việc Scrum nhé.
Sơ lược lịch sử Scrum
Sơ lược một chút về lịch sử Scrum nhé các bạn.
- Takeuchi và Nonaka là những người rất lớn cho sự ra đời của Scrum với bài viết " The New Product Development Game" trên Harvard Business Review năm 1986
- Jeff Sutherland lần đầu giới thiệu Scrum tại công ty Easel vào năm 1993
- Ken Schwaber cùng Jeff Sutherland thuyết trình về Scrum tại sự kiện OOPSLA năm 1995
- Và năm 2001, Tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt và Liên minh Agile ra đời.
- Tới năm 2002, Liên minh Scrum được thành lập
- Và 8 năm sau đó, Ken Schwaber và Jeff Sutherland cùng xây dựng định nghĩa Scrum với phiên bản đầu tiên.
Lợi ích khi dùng Scrum
Đã có nhiều báo cacos cho thấy Scrum được sử dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực phát triển phần mềm mà còn loang ra cả những dự án sản xuất phần cứng , các đội nhóm marketing hay giáo dục.
1. Độ trực quan
Với phương pháp truyền thống, phải đến giai đoạn cuối mới thấy được sản phầm, còn trước đó không có sản phẩm thật. Từ khi bắt đầu phát triển tính trực quan ngày càng giảm. Với Scrum, ngay từ đầu, chung ta chuyển giao những phần tăng trưởng hoạt động tốt của sản phầm và việc chuyển giao là liên tục và đều đặn, độ trực quan được duy trì cao nhất.
2. Giá trị chuyển giao
Với phương pháp truyền thống, khách hàng đợi đến cuối để có thể bắt đầu nhận được giá trị từ sản phẩm bới việc dành nhiều thời gian để lập kế hoạc và thông công dự án mà không đưa ra được một sản phẩm thực sự, Do đó giá trị họ nhận được ban đầu rất thấp. Ngược lại, Scrum tập chung chuyển giao các tính năng hoàn chỉnh của sản phẩm ngay từ đầu. Do đó, ngay trong giai đoạn sản xuất, khách hàng đã nhận được giá trị, Những giá trị này càng ngày càng được tích luỹ và lớn dần theo tiến độ dự án
3. Rủi ro
Với phương pháp truyển thống, chúng ta đặt được vào độ chính xác của kế hoạch ban đầu mặc dù khi đó chung ta có nhiều giả định như con người, công nghệ, môi trường kinh doanh không thay đổi hoặc chúng ta biết đủ những yếu tố này do đó rủi ro rất cao cho tới khi kết thúc. Với Scrum, mức độ rủi ro giảm rất nhanh . Chìa khoá ở đây chính là việc lặp và tăng trưởng cùng với sự thanh tra thích nghi liên tực.Những yếu cố tiềm ẩn rủi ro liên quan đến sản phẩm , công nghệ, con người đều được phát hiện và điều chỉnh sớm
4. Khả năng thay đổi
Với phương pháp truyền thống không sẵn sàng cho việc thay đổi với chúng được thực hiện theo một kế hoạch chi tiết và cụ thể từ giai đoạn đầu, sau đó bám sát từng chi tiết kế hoạch. Chi phí cho sự thay đổi rất lớn đặc biệt ở giai đoạn sau. Còn với Scrum, luôn chủ động đón nhận thay đổi. Chung ta không dành nhiều công sức cho lập kế hoạc cho những giả định mà luôn chuẩn bị cho mọi sự phía trược, do đó chi phí cho thay đổi thấp.
Khung làm việc Scrum
Khung làm việc Scrum gồm các vai trò của nhóm Scrum, những giải định (Arifact) được làm ra, các sự kiện Scrum cùng các quy tắc ràng buộc cách thực làm việc, Tất cả chúng xây dựng dựa trên một giá trị nhất quan với các giá trị Agile các các trị cốt lõi của Scrum
Vai trò
Giá đỉnh
Sự kiện
Ý nghĩa
Định ra tách nhiệm của tùng thành viên
Các công cụ hoặc sản phẩm do nhóm Scrum làm ra
Các cuộc họp cơ chế cộng tác có cấu trúc để cộng tác hiệu quả hướng đến mục tiêu chung
* Product Owner
* Scrum Master
* Nhóm phát triển
* Gói tăng trưởng
* Product Backlog
* Sprint Backlog
* Sprint
* Lập kế hoạch Sprint
* Scrum hàng ngày
* Tổng kết Sprint
* Cải tiến Sprint
Giả sự ban đang là thành viên của một nhóm Scrum. Sáng thứ hai, bạn sẽ cùng nhóm làm việc ngồi với nhau, họp lập kế hoạc để quyết định cả đội sẽ làm gì trong Sprint tới và làm như thế nào (Planing meeting). Sau đó các cộng việc đưa chia sẻ ra thành công việc cụ thể ( Break Task). Hằng ngày từ thứ ba đến ngày cuối cùng của sprint, các bạn sẽ lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân và thực hiện. Vào đầu giờ sáng mỗi, cả nhóm sẽ đứng lại để Daily Meeting cùng xem lại tiến độ của cả nhóm, thông báo các khó khăn gặp phải khi làm việc. Cuộc họp đó chỉ diễn ra trong 15p hàng ngày. Vào ngày cuối cùng của sprint, cả team sẽ ngồi ra soát lại công việc, xem kế hoạch đã đề ra xem có hoàn tất không. Sau đó sẽ đánh giá và đưa ra cách để cải tiến công việc cho một sprint sau. Và công việc này sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi dự án được xong. Đó là hình dung đơn giản về nhịp độ làm việc của một nhóm Scrum trong một Sprint. Trong mô tả trên, nhóm Scrum đóng khung hoạt động của mình trong một Sprint ( thường 1-2 tuần). Buổi họp cuối Sprint sẽ ra soát hoạt động của Sprint còn gọi là Petrospective Meeting. Và buổi họp hàng ngày được gọi là Daily Meeting và chỉ diễn ra trong 15 phút đầu giờ. Bảng công việc sẽ được tập hợp trong Sprint Backlog. Trong nhóm, có các thành viên là
- Product Owner: chịu trách nhiệm quản lý danh sách những yêu cầu công việc ( BackLog)
- Scrum Master chịu trách nhiệm tổ chức cách thức làm việc theo Scrum cho cả nhóm
- Team: những người có đủ chuyên môn để hoàn thành mục tiêu mà cả nhóm đề ra
Trên đây chúng ta đã có những hình dung đơn giản hoá về một nhóm làm việc theo Scum trong vào 1 Sprint. ở mức đổ tổng uqna chúng ta thấy nhịp làm việc này rất gần gũi với các làm việc của những nhóm làm việc gắn kết và chuyên ghiệp. Mô tả hình hoá của quy trình trên được thể hiện rõ ràng qua ảnh. Các bạn có thể coi và đối chứng chi chi tiết.
3 trụ cột của Scrum
Để áp dụng Scrum chuẩn chúng ta cần lắm rõ 3 trụ cột của Scrum đó là
1. Minh bạch
Muốn thành công với Scrum, thông tin liên quan tới quá trình phát phải mình bạch và thông suost. Các thông tin đó có thể là: tầm nhìn về sản phầm, yêu cầu khách hàng, tiến độ công việc, những khúc mắc, rào cản v.v.. Từ đó mọi người ở các vai trò khác nhau có đủ thông tin cần thiết để tiến hành các quyết định có giá trị để nâng cao hiệu quả công việc. Các công cụ và cuộ họp trong Scrum luôn đảm bảo thông tin được minh bạch cho các bên,
2. Thanh tra
Công tác thanh tra liên tục các hoạt động của Scrum đảm bảo cho việc phát hiện các vấn đề cũng như giải pháp để thông tin đa dạng và hữu ích đến được với các bên tham gia. Truy két kĩ cang và liên tục là cơ chết khởi đầu cho việc thích nghi và các cải tiến lục tục trong Scrum
3. Thích nghi
Dựa trên các thông tin minh bạch hoá từ các quá trình thanh tra và làm việc, Scrum có hể phản hồi các thay đổi một cách tích cực, nhò đó mang lại thành công cho dự án. Các nỗ lực minh bạch và thanh tra để hướng tới hành động thích ứng nhanh chóng hiệu hiệu.
5 giá trị của Scrum
- Dũng cảm: Để một người dám nói ra vấn đề của mình và chấp nhận rất nhiều loại rủi ro khi thay đổi cam kết, họ cần là người dũng cảm. Về cơ bản, những giá trị khác không thể có nếu bạn không có sự dũng cảm
- Tập trung: Mọi người tập trung vào công việc trong Sprint và Mục tiêu Sprint của nhóm. Khi nhóm phát triển đã cam kết với những việc trong Sprint , họ cần phải tập trung để hoàn thành những gì mà mình đã cam kết.
- Cam kết: Mỗi thành viên cam kết với các thanh viên khác về những điều mình làm và công việc đã được chọn ở buổi Lập kế Hoạch Sprint. Ngoài ra chúng ta liênc tục cải tiến tức là thay đổi để trở thành một các nhân tốt hơn, nhóm tốt hơn và tổ chức tốt hơn. Chúcng ta luôn phải thay đổi để giữ vứng lợi thế cạnh tranh và phục vụ khách hàng. Thực hiện thay đổi bao giờ cũng rất khó kahwn, do đó chỉ với sự cam kết chung ta mới có thể làm được
- Cởi mở: Mọi thứ cần phải rõ ràng, minh bạch để mọi người có thể làm việc hiệu quả. Phát triển phần mềm rất phức tạp, một người không thể nìn và hiểu được hết tất cả nhiều mọi vấn đề. Do đó nếu mọi người không cở mở với nhau, thông tin bị che giấu rất nhiều và hiệu quả công việc khó lòng nâng cao
- Tôn trọng: Khi thiếu tôn trọng, mọi người khó thành thật trong chia sẻ. Ví dụ một người không biết một điều gì đó, khi hỏi người khác. Người trả lời thay vì mong muốn giúp đỡ để người hỏi trở nên tố hơn, độc lập hơn lại phàn nàn, đánh giá người hỏi thì lần sau người hỏi sẽ khó mà cở mở và nói sự thật được. Không tôn trọng, khó có sự cở mở
Tổng kết
Ở phần 2 của chuỗi bài Scrum cho người mới bắt đầu, chúng ta đã đi tìm hiểu về khung làm việ của Scrum, lợi ích cũng như các giá trị của Scrum. ở phần số 3, chung ta sẽ đi sâu vao từng nhóm Scrum để tìm hiểu rõ hơn họ làm gì trong đó,. tổ chức với nhau như thế nào. Hẹn gặp lại các bạn ở phần 3.
Tham khảo: Sách Scrum Cơ bản - NXB Thế Giới
Source: https://viblo.asia/p/scrum-cho-nguoi-moi-bat-dau-phan-2-scrum-co-ban-vyDZOzEaKwj